Thiết kế nội thất shop vải
Thiết kế nội thất shop vải có những điểm đặc trưng khác với các cửa hàng thời trang quần áo, giày dép. Vì thế, bạn không nên đánh đồng những shop này với nhau, mà cần tìm hiểu rõ về bản chất kinh doanh của mỗi mặt hàng để có phương pháp đầu tư nội thất phù hợp.
- Shop vải có gì khác so với shop quần áo?
Nhiều người không phân biệt được sự khác nhau này, bởi nghĩ rằng cái gì là thời trang thì cứ là một. Hoàn toàn không phải nhé, shop vải và nội thất shop quần áo khác nhau hoàn toàn chứ không có nhiều điểm chung.
Thứ nhất, shop vải là cửa hàng bán nguyên liệu vải. Bạn đến đây có thể chọn mua vải ưng ý để may đồ, may rèm cửa hoặc làm tất tần tật những gì mình thích bằng chất liệu vải. Trong khi đó, shop quần áo thì cung cấp đồ đã may sẵn, bạn chỉ việc mua về là mặc ngay chứ không phải đi may đo phức tạp như mua vải.
Thứ hai, shop vải thường bán theo mét, hoặc khúc/cây vải. Vì thế, thường một khi đã cắt vải bán rồi, chủ cửa hàng sẽ không cho bạn trả lại. Ngược lại, shop quần áo thì khi bạn mua về mặc không ưng ý, nếu chưa tháo mạc có thể dễ dàng đổi trả trong 1-2 ngày (rất ít shop không chấp nhận).
Thứ ba, trong thiết kế nội thất shop vải và cửa hàng quần áo cũng có nhiều khác biệt, mà để tìm hiểu kỹ hơn, mời bạn tham khảo thêm trong phần tiếp theo.
- Thiết kế nội thất shop vải:
Bạn không thể lấy cách bài trí của shop thời trang quần áo để thực hiện cho nội thất shop vải, đơn giản vì hai mặt hàng này có những sự khác nhau nhất định.
Nếu shop quần áo cần nhiều con manocanh để trưng diện đồ, cần nhiều móc quần áo và nhiều quầy kệ để bày diện sản phẩm sao cho bắt mắt nhất có thể thì với shop vải, manocanh không quá cần thiết, móc cũng không cần thiết, quan trọng là phải có tủ kệ đứng làm sao để trưng các cây vải ra đủ để khách quan sát và dễ lấy ra.
Một điểm thú vị nữa trong thiết kế nội thất shop vải, đó là chủ tiệm được quyền sắp xếp theo sở thích của mình và không nhất thiết phải cho khách tự đụng chạm, tự lấy hay thử sản phẩm. Khách chỉ cần xem, nếu thích chủ tiệm sẽ là người lấy khúc vải ấy ra, do đó bạn có thể tiết kiệm được tối đa diện tích và dễ quản lý sản phẩm của mình. Chỉ khi những khúc vải quá hot, quá đẹp và cần phải treo đứng để thu hút khách, thì bạn mới trưng ở nơi dễ nhìn và để khách tự do “đụng chạm”.
Ngoài tủ kệ đứng, bạn cũng có thể sử dụng thanh inox tròn để treo vải, giúp trưng bày chúng dễ dàng hơn mà không tạo nếp gấp.
Thiết kế nội thất shop vải nhìn chung khá đơn giản, nhưng bạn nên trang bị một chiếc bàn lớn để khi cắt vải sẽ dễ dàng hơn. Riêng phòng thử đồ thì không cần thiết phải có!
Những chia sẻ cơ bản trên đây sẽ giúp cho việc thiết kế nội thất shop vải của bạn trở nên nhẹ nhàng hơn. Nếu bạn muốn hoàn thiện công trình nhanh chóng và có sự khác biệt, hãy liên hệ Ngô Gia Long.
Tham khảo thêm: