Phương pháp dạy con tự lập
Thay vì bao bọc con trong “lồng kính”, cha mẹ nên áp dụng phương pháp dạy con tự lập ngay từ khi còn bé. Trẻ tự lập, mạnh mẽ và không ỷ lại ai khi lớn lên sẽ dễ dàng vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc sống để trở thành một người thành công!
- Thế nào là một đứa trẻ tự lập?
Trước khi dạy con tự lập, chính các bậc cha mẹ cần nhận biết được rằng, một đứa trẻ tự lập là như thế nào? Bởi với tính thương con vốn có như phụ huynh Việt, đôi khi chúng ta sẽ bị tình cảm làm “mờ mắt”, con cái yếu thế, ỷ lại nhưng cứ ngỡ con tự lập, mạnh mẽ lắm! Nói ra sự thật có thể bạn sẽ buồn đôi chút… nhưng muốn con nên người thành tài mai sau, hãy cứng rắn ngay từ bây giờ.
Một đứa trẻ tự lập, hiểu nôm na là một đứa trẻ có thể tự làm được mọi thứ cho bản thân mình (chưa tính đến xã hội) trong phạm vi độ tuổi của bé.
Chẳng hạn, khi trẻ đến tuổi có thể tự xúc cơm ăn, trẻ sẽ thực hiện hành động này mà không chờ cha mẹ thúc ép. Không chỉ vậy, nếu cha mẹ cứ khăng khăng đút cơm cho trẻ ăn, trẻ sẽ có thái độ không thích, hoặc buông câu nói: “Con lớn rồi mà, con tự làm được”.
Các công việc khác như đánh răng, thay đồ, gấp quần áo, rót nước, thậm chí nhặt rau, quét nhà… cũng tương tự như thế, nếu trẻ có thể thực hiện được mà không cần đến cha mẹ, đó là một đứa trẻ có tính tự lập cao. Mai sau này, các công việc sẽ lớn dần lên và trẻ sẽ quen từ từ, tự tìm cách giải quyết vấn đề cá nhân của mình. Dĩ nhiên, tình cảm gia đình vẫn không hề ảnh hưởng, chỉ là con trẻ tự lập hơn mà thôi!
- Phương pháp dạy con tự lập?
Hiểu được thế nào là một đứa trẻ tự lập, cha mẹ sẽ biết cách dạy con đúng theo hướng. Vậy phương pháp dạy con tự lập là gì?
Thứ nhất, cha mẹ cần hướng dẫn cho con thực hiện những việc con có thể tự làm được. Hướng dẫn lần đầu, sau đó yêu cầu con làm lại. Cứ như thế cho đến lúc trẻ thành thạo, bạn có thể chuyển sang “bài tập” tiếp theo.
Thứ hai, cha mẹ phải xác định tư tưởng, không được để những tiếng khóc mè nheo của trẻ chi phối tâm lý. Trẻ khi mới bắt đầu thực hiện những công việc này có thể ban đầu không thích nhưng khi đã quen rồi, chúng sẽ thích nghi và cảm thấy điều này thật bình thường. Vì thế, dù cho con bạn có khóc lóc thế nào, thì bé phải tự biết thay đồ, gấp đồ. Bạn tuyệt đối không được mềm lòng mà làm giúp con. Hãy nhớ cha mẹ không phải là “nô lệ”.
Thứ ba, bạn có thể cho trẻ tiếp xúc và chơi đùa với các giáo cụ Montessori theo bộ môn, ở đây là kỹ năng sống. Đây là phương pháp dạy con tự lập khá đơn giản và phù hợp với trẻ ở độ tuổi mầm non. Các giáo cụ bạn có thể cho bé chơi gồm:
Bộ dụng cụ làm vườn
Bộ dụng cụ tập trẻ xúc bằng thìa
Bộ dụng cụ làm vệ sinh
Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bậc làm cha làm mẹ xác định được phương pháp dạy con tự lập cho riêng mình! Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ Ngô Gia Long.