Đặc trưng trong thiết kế nội thất tiệm thuốc Tây
Kinh doanh thuốc Tây là ngành đặc thù, vì thế khi thiết kế nội thất tiệm thuốc Tây cũng có những đặc trưng riêng. Nếu bạn muốn hiểu hơn về vấn đề này, hãy tham khảo bài viết vừa được Ngô Gia Long chia sẻ sau đây.
Không phải ai cũng có thể mở quầy thuốc Tây và kinh doanh, bởi ngành này đòi hỏi người bán và đầu tư phải có những kiến thức cơ bản, thậm chí nâng cao về thuốc, về bệnh tật. Mở tiệm bán thuốc Tây xin khẳng định là khó, nhưng về cách thiết kế nội thất thì không đến mức phức tạp, bởi hầu như nó có những ba-rem chuẩn cần tuân thủ.
Dưới đây, mời bạn tham khảo sơ qua về các đặc trưng trong thiết kế nội thất tiệm thuốc Tây để tích lũy thêm cho mình kiến thức:
Sử dụng tông màu trắng làm chủ đạo:
Màu trắng là màu tinh khiết, tượng trưng cho sự bình yên, tĩnh lặng. Đây là màu được các bệnh viện cũng như phòng khám sử dụng. Chính bởi ý nghĩa của màu này nên với tiệm thuốc Tây, chúng tôi khuyên bạn sử dụng màu trắng để mang đến cảm giác thư thái cho khách hàng, đồng thời giữ được sự tập trung cho người đứng bán thuốc, bởi đặc thù ngành này “sai một li sự nguy hiểm có thể xa vạn dặm”. Ngoài màu trắng làm chủ đạo, bạn cũng nên sử dụng xen kẽ thêm màu xanh da trời để không gian không quá nhàm chán.
Quầy đựng thuốc có lắp kính
Thuốc là mặt hàng đặc trưng, không phải thích là dùng, thích là bán. Do đó, để hạn chế rủi ro cho người nhà và khách hàng, bạn nên lắp kính bao quanh quầy đựng thuốc. Cách này giúp người bán người mua nhìn thấy rõ loại thuốc nhưng chỉ có người bán mới được quyền lấy. Đây cũng là giải pháp bảo quản thuốc khá hiệu quả, phòng chống ẩm mốc, mối mọt hoặc côn trùng, động vật.
Thiết kế nội thất tiệm thuốc Tây 1 quầy chính 3 quầy phụ:
Nếu bạn thường xuyên mua thuốc Tây, bạn sẽ thấy đây là thiết kế đặc trưng của ngành này, với một quầy chính đặt ngay trước cửa và 3 quầy phụ lắp đặt vào sát tường trái, phải và sau. Một số tiệm còn trang bị thêm tủ kính nhỏ đặt phía trước quầy để quảng cáo những loại kẹo, bánh hoặc thực phẩm chức năng thông dụng. Việc đựng thuốc nào ở đâu cũng rất quan trọng, thường thì các loại thuốc quen thuộc như trị ho, cảm cúm, dị ứng, nhỏ mắt mũi… sẽ được đặt trong quầy chính để tiện bán, các loại biệt dược nguy hiểm cần có sự kê toa của bác sỹ sẽ được đặt ở những quầy khác, đảm bảo không ai được chạm đến ngoài dược sỹ.
Các đồ dùng nội thất phụ:
Thông thường, ngoài quầy thuốc, tiệm thuốc Tây còn nên trang bị thêm bình nước lọc và ly, để khách đến mua có thể uống ngay tại chỗ. Bạn cũng nên đặt một chiếc cân sức khỏe, máy đo huyết áp… để khách có nhu cầu sử dụng.
Trên đây là những chia sẻ cơ bản về thiết kế nội thất tiệm thuốc Tây, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này, vui lòng liên hệ Ngô Gia Long.
Tham khảo thêm: