Phương pháp giáo dục Montessori
Phương pháp giáo dục Montessori - Cách dạy con phát triển toàn diện
Một trong những cách dạy con phát triển toàn diện được đông đảo các bậc phụ huynh toàn trên thế giới tin tưởng lựa chọn hiện nay, chính là phương pháp giáo dục Montessori. Cùng Ngô Gia Long tìm hiểu xem Montessori có điểm gì đặc biệt mà lại được áp dụng rộng rãi đến thế nhé!
1. Phương pháp giáo dục Montessori là gì:
Phương pháp giáo dục Montessori bắt nguồn từ nước Ý, ra đời dựa trên tư tưởng của tiến sỹ - nhà giáo dục học cùng tên Maria Montessori (1870–1952). Tại Châu Âu, bà là người tiên phong trong lĩnh vực cải cách phương pháp giáo dục trẻ em và đạt được thành công vang dội cả về mặt lý thuyết lẫn ứng dụng.
Năm 28 tuổi, bà Montessori đã mở được trường mầm non tại Rome để áp dụng học thuyết của mình. Sau 5 năm, phương pháp sư phạm giáo dục đặc biệt của bà được hàng trăm trường tại Mỹ áp dụng theo. Đến nay đã hơn 1000 năm, con số trường đã lên đến hàng ngàn và vẫn tiếp tục phát triển vang dội trên toàn thế giới, bất kể thời gian và không gian, lãnh thổ.
Nói một cách dễ hiểu, phương pháp giáo dục Montessori là cách dạy trẻ tự phát huy tiềm năng của mình thông qua cảm giác. Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng và tạo mọi điều kiện để trẻ bộc lộ năng khiếu, tính cách của bản thân. Thông qua các giáo cụ đặc biệt được chính bà thiết kế, trẻ sẽ vừa học vừa chơi và dần thể hiện khả năng của mình, cũng như thỏa sức sáng tạo.
So với các trẻ học theo cách bình thường, những trẻ được áp dụng phương pháp giáo dục Montessori sẽ tự tin, độc lập và thông minh hơn, luôn chủ động trong mọi việc cũng như hiểu được chính bản thân mình thích gì, cần gì?
2. Phương pháp giáo dục Montessori tuân theo những quy luật nào?
Theo người sáng lập, bà Maria Montessori, phương pháp giáo dục Montessori tuân theo những quy luật nhất định, liên quan đến sự phát triển của trẻ qua các giai đoạn. Những quy luật này được nhà sáng lập đúc kết và rút ra từ các tài liệu tại “ngôi nhà trẻ thơ”, cả về quan sát và thực nghiệm.
Dựa trên quy luật, phương pháp giáo dục Montessori chia sự phát triển của trẻ qua 3 giai đoạn, gồm:
- Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn từ 0 – 6 tuổi nhưng được chia nhỏ thêm thành 2 giai đoạn con: từ 0 – 3 và từ 3 – 6. Giai đoạn vừa chào đời đến lúc 3 tuổi, bé chỉ tiếp xúc một cách vô thức với thế giới bên ngoài chứ không hề có các hoạt động tâm lý ý thức, vì thế giai đoạn này được gọi là “giai đoạn phôi thai tâm lý”. Từ 3 – 6 tuổi, trẻ bắt đầu chuyển từ vô thức sang có ý thức, đặc biệt tâm lý tính cách được hình thành, khả năng tư duy, ghi nhớ, hiểu… dần phát triển.
- Giai đoạn 2: Khi trẻ bước vào giai đoạn từ 6 – 12 tuổi, tính cách và tâm lý của trẻ đã phát triển khá ổn định. Giai đoạn này bố mẹ có thể hiểu con thuộc tuýp người như thế nào để có sự đầu tư, định hướng đúng đắn.
- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn trẻ từng bước trưởng thành (12 – 18 tuổi) và có những thay đổi mang tính bước ngoặt, đặc biệt ở tuổi dậy thì.
Trong 3 giai đoạn trên, giai đoạn mà bố mẹ nên dạy trẻ và giúp trẻ phát huy “sức mạnh nội tại” của mình chính là giai đoạn 1, lúc bé bắt đầu chuyển từ vô thức sang có ý thức và các đặc điểm tâm lý tính cách, trí tuệ hình thành.
3. Cách dạy con phát triển toàn diện bằng phương pháp giáo dục Montessori trong gia đình:
Để giúp con trẻ được tự do phát triển toàn diện mọi mặt, theo nhu cầu và sở thích của mình. Bố mẹ có thể áp dụng phương pháp giáo dục Montessori trong gia đình. Mặc dù tại Việt Nam một số trường mầm non có vận dụng phương pháp này nhưng đa phần cũng chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”. Vì thế, chính bản thân các bậc phụ huynh phải là một người giáo viên thông tuệ để dạy con mình khi bé ở nhà, và bất cứ nơi nào.
Bên cạnh việc cải tổ lại nhà ở, phòng ốc như sắp xếp đồ vật gọn gàng, dễ dàng cho bé cầm nắm, di chuyển, tìm kiếm thứ mình thích… hoặc đơn giản là bé có thể nhìn bao quát xung quanh không gian, bố mẹ cũng nên mua những bộ giáo cụ Montessori phù hợp cho trẻ sử dụng, chơi đùa học tập. Bộ giáo cụ này được thiết kế chuyên biệt với nhiều bộ môn, trong đó có 5 môn chính, bao gồm:
Toán học: Đây là bộ giáo cụ có những con số, hình khối, hình học… liên quan đến toán và các quy luật số học. Bé khi tiếp cận với giáo cụ này sẽ hiểu được cơ bản những khái niệm liên quan đến toán học và dễ dàng ghi nhớ, hiểu sâu sắc hơn.
Ngôn ngữ: Bộ giáo cụ ngôn ngữ thiên về các chữ cái. Sử dụng bộ giáo cụ này sẽ giúp trẻ nhanh chóng làm quen với mặt chữ, hiểu được những từ ngữ, âm thanh có ý nghĩa và các ký hiệu liên quan. Ngoài ra, khi trẻ tiếp xúc với với các đồ vật học tập về ngôn ngữ, bé cũng sẽ phát triển tư duy và suy nghĩ, nâng cao năng lực giao tiếp, ứng xử.
Văn hóa: Dù tại nhà, bé vẫn hoàn toàn có thể học được nhiều lĩnh vực văn hóa khác nhau trong và ngoài nước, bao gồm sinh học, âm nhạc, lịch sử, địa lý, nghệ thuật, khoa học… Tự khám phá mày mò những giáo cụ này giúp trẻ hiểu hơn về văn hóa và phong các sống, giúp phát triển sự hiểu biết về thế giới xung quanh và chắp cánh cho trí tưởng tượng “bay cao bay xa”. Quan trọng hơn cả, bộ giáo cụ này còn giúp trẻ hiểu được mình là một phần của một hệ thống cũng như vai trò và chỗ đứng của mình trên thế giới.
Cảm quan: Muốn bé hiểu được những thứ trừu tượng và hiểu rõ môi trường xung quanh, bộ giáo cụ cảm quan là gợi ý tuyệt vời nhất. Bằng những thiết kế đặc biệt, giáo cụ này giúp trẻ sử dụng cùng lúc nhiều chức năng cảm giác của mình như thính giác, thị giác, xúc giác… Trẻ sẽ nhận biết được các âm thanh ở thế giới bên ngoài như thế nào, màu sắc, khối lượng, hình dạng… của mọi vật nhau ra sao?
Kỹ năng sống: Các bộ giáo cụ như Bài tập phân biệt thời gian, Đồng hồ, Ốc vít, Kẹp dùng để gắp đồ vật… sẽ giúp trẻ làm được những hoạt động bình thường trong cuộc sống như người lớn. Những kỹ năng này tưởng chừng không cần thiết nhưng lại rất quan trọng khi giáo dục trẻ. Bố mẹ có thể không cần mua giáo cụ mà hướng dẫn bé thực hiện bằng cách nhờ bé rót nước từ bình sang ly nhựa, nhờ bé gấp quần áo, cài nút, thu xếp gọn gàng đồ dùng của mình sau khi chơi xong…
Ngoài ra, khi dạy con bằng phương pháp Montessori các bậc phụ huynh cũng luôn cần ghi nhớ những nguyên tắc sau:
- Luôn tôn trọng trẻ, cho trẻ tự do tìm hiểu, khám phá giáo cụ hoặc mọi thứ xung quanh.
- Hỗ trợ trẻ chứ không áp đặt. Quan sát trẻ chơi, nếu trẻ có niềm say mê thích thú đặc biệt với một giáo cụ nào đó, có thể trẻ có thiên hướng tài năng về lĩnh vực liên quan.
- Không bảo bọc trẻ, để trẻ “tự thân vận động”, học cách sống tự chủ không lệ thuộc vào người khác.
Nếu bạn đã chắc chắn xác định sẽ dạy con theo phương pháp Montessori nhưng thắc mắc không biết mua giáo cụ Montessori ở đâu uy tín, chất lượng, hãy liên hệ với Ngô Gia Long. Không chỉ cung cấp giáo cụ đạt chuẩn Châu Âu và an toàn cho sức khỏe của trẻ, Ngô Gia Long còn luôn có sẵn hàng, đồng thời cam kết sẽ hướng dẫn phụ huynh chi tiết cách sử dụng và tư vấn thêm về phương pháp Montessori.