Hướng dẫn sử dụng bảng chữ cái Montessori
Để trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ, bạn nên mua cho bé bảng chữ cái Montessori. Khi trẻ tiếp xúc với giáo cụ này, khả năng từ vựng của bé sẽ được nâng cao đáng kể. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng bảng chữ cái Montessori các bậc phụ huynh nên biết.
Giới thiệu sơ lược về bảng chữ cái Montessori:
Sản phẩm có kích thước tổng thể 4cm x 40cm x 60cm, được làm từ gỗ trầm cao cấp, đã được cấp giấy chứng nhận đầy đủ về quản lý chất lượng ISO9002 và quản lý môi trường ISO14001. Bên trong hộp gồm tất cả các chữ cái Alphabet với 5 nguyên âm chính được sơn màu xanh. Còn lại những chữ có màu đỏ là phụ âm.
Khi trẻ bắt đầu bước vào tuổi lên 3, các bậc phụ huynh có mua về cho bé sử dụng, vừa học vừa chơi. Nếu dùng đúng hướng dẫn sử dụng bảng chữ cái Montessori sẽ giúp trẻ phát triển nhanh chóng khả năng tư duy ngôn ngữ, học cả tiếng Việt và tiếng Anh đều dễ dàng hơn. Đây cũng được xem là một món đồ chơi thông mình dành cho bé.
Nhiệm vụ của bố mẹ là hướng dẫn trẻ cách nhận diện mặt chữ, phân biệt nguyên âm (a,e,i,o,u) và phụ âm, sau đó ghép chúng lại với nhau để tạo ra các từ có nghĩa. Còn với bé, bé cần tập trung khám phá giáo cụ thông qua thị giác (nhìn trực tiếp) và qua xúc giác (sờ bằng tay).
Hướng dẫn sử dụng bảng chữ cái Montessori:
Nhằm giúp các bậc làm cha làm mẹ dễ dàng hơn trong việc dạy con, trong phần này Ngô Gia Long sẽ chia sẻ đến bạn hướng dẫn sử dụng bảng chữ cái Montessori. Các bước như sau:
- Lấy 5 nguyên âm trong bộ sản phẩm ra. Chia đều các nguyên âm đặt về phía góc phải trên mặt bàn hoặc thảm.
- Lấy nguyên âm đầu tiên xuống. Ví dụ nguyên âm “a”. Tiếp đến bạn vẽ bằng tay các đường nét của chữ a, vừa thực hiện vừa nói với bé “đây là nguyên âm a”. Lặp lại 2 lần. Sau đó đặt chữ a sang bên góc trái.
- Lấy nguyên âm tiếp theo xuống thực hiện tương tự. Lần lượt cho hết 3 nguyên âm đầu tiên.
- Gợi ý trẻ thực hiện lại theo như cách bạn vừa làm. Khi trẻ đã ghi nhớ rồi, bạn lấy tiếp 2 nguyên âm kia chỉ bé. Cứ làm tương tự như thế cho phần phụ âm.
Mỗi ngày nên cho bé học từ từ, khi bé đã quen mặt chữ. Bạn tiếp tục chỉ bé cách ghép từ, cũng kiểu như trên. Nhớ cho bé ghép những từ đơn giản không dấu trước và phải giải thích nghĩa của từ đó cho bé hiểu. Nếu có thể nên chỉ luôn cho bé sự vật hiện tượng. Ví dụ như: ca (ca nước), ly, chim, heo…. Chỉ bé chữ “ly” thì lấy cái ly đặt bên cạnh làm mẫu chẳng hạn.